ĐỒNG

Đồng COMEX

Đặc tả hợp đồng

Hàng hóa giao dịch Đồng COMEX
Mã hàng hóa CPE
Độ lớn hợp đồng 25 000 Pound/ lot 
Đơn vị yết giá USD / pound
Thời gian giao dịch

Thứ 2 – Thứ 6:

05:00 - 04:00 (ngày hôm sau)

Bước giá 0.0005 USD /pound
Tháng đáo hạn Theo quy định của MXV
Ngày đăng ký giao nhận 5 ngày làm việc trước ngày thông báo đầu tiên
Ngày thông báo đầu tiên Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền trước tháng đáo hạn
Ngày giao dịch cuối cùng Ngày làm việc thứ 3 cuối cùng của tháng đáo hạn
Ký quỹ Theo quy định của MXV
Giới hạn vị thế Theo quy định của MXV
Biên độ giá
5% giá thanh toán
Phương thức thanh toán Giao nhận vật chất
Tiêu chuẩn chất lượng Tiêu chuẩn được chi tiết bên dưới

Tiêu chuẩn đo lường

Theo quy định của sản phẩm Đồng (Copper) giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa COMEX.
Phân loại cơ bản của hợp đồng đối với hợp đồng Đồng loại 1 sẽ là Đồng loại 1 dùng làm điện cực Ca-tốt (nguyên tấm hoặc đã cắt nhỏ) và phải phù hợp với đặc tả (yêu cầu về hóa lý) đối với Đồng dùng làm điện cực Ca-tốt mà được chấp nhận bởi Hiệp hội Kiểm tra và nguyên liệu Hoa Kỳ (B115-00), hoặc quá trình kiểm tra mới nhất.

Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Quốc tế MXL (MXL INTERNATIONAL COMMODITY TRADING JOINT STOCK COMPANY) là Thành viên Kinh doanh của Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam MXV
(Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam MXV được cấp phép chính thức bởi Bộ Công Thương)

Chi tiết sản phẩm

Giới thiệu

Đồng là kim loại  có tính dẻo, có tính dẫn điện và dẫn nhiệt cao. Đồng nguyên chất mềm và dễ uốn, bề mặt có màu cam đỏ. Đồng là một trong những kim loại công nghiệp quan trọng bởi nó được sử dụng rộng rãi làm chất dẫn nhiệt, dẫn điện; làm vật liệu xây dựng, sản xuất các thiết bị điện và làm hợp kim của nhiều kim loại khác nhau
Hợp đồng Đồng tương lai được giao dịch trên sàn LME (London). Ở Việt Nam, rất nhiều công ty sử dụng nguyên liệu là đồng như sản xuất dây cáp điện thường xuyên tiến hành hedging (bảo hiểm rủi ro) bằng các hợp đồng tương lai Đồng trên sàn. Nhà đầu tư cá nhân cũng rất quan tâm giá đồng bởi nó chịu ảnh hưởng trực tiếp từ biến động kinh tế thế giới.

Đăc điểm

Đồng có tính dẫn điện tốt thứ 2 chỉ sau Bạc. Với giá thành hợp  lý và tính mềm dẻo, đồng được sử dụng phổ biến là chất dẫn điện, đẫn nhiệt như: dây điện, điện cực, nam châm điện, động cơ điện,…

Hình 1. Sản xuất dây và cáp điện

Đồng là mộ trong số ít các kim loại xuất hiện trong tự nhiên ở dạng kim loại có thể trực tiếp sử dụng thay vì phải khai thác từ quặng. Bởi vậy, nó được con người khai thác từ rất sớm, khoảng 8000 năm TCN.

Khai thác

Đồng được khai thác hoặc chiết tách ở dạng đồng sulfua từ các quặng khai thác từ mỏ. Hàm lượng đồng trong quặng trung bình chỉ từ 0.4-1%. Sau đó, quặng được nghiền và tiến hành nghiền và nung cùng với các chất khác để loại sắt, sunlfua. Tiếp theo sản phẩm được điện phân và tinh chế điện để tạo ra đồng tinh khiết.
Đồng có thể tái chế 100% mà không bị giảm chất lượng. Ước tính có đến 80% đồng được khai thác hiện tại vẫn còn được sử dụng. Quy trình tái chế đồng đòi hỏi ít công đoạn hơn so với quy trính chiết tách đồng từ quặng. Đồng tái chế là một nguồn cung chính của đồng trong thế giới hiện đại. 
Đến nay có khoảng 700 triệu tấn đồng đã được khai thác trên khắp thế giới, trị giá lên trên 4 ngàn tỷ USD. Các mỏ đã được xác định có trữ lượng khoảng 2.1 tỷ tấn đồng. Trong đó, khoảng 65% tìm thấy tại 5 quốc gia: Chile, Australia, Peru, Mexico và Mỹ.

Sản xuất và xuất khẩu

Chile là quốc gia dẫn đầu về sản lượng khai thác đồng với 5.5 triệu tấn năm 2017 (chiếm 27.6% sản lượng toàn cầu). Chile cũng là nước sở hữu 3 trong số 10 mỏ đồng lớn nhất thế thới,  trong đó có mỏ lớn nhất là  Escondida nằm ở sa mạc Atacama (Hình 3). Năm 2018, mỏ này khai thác 1.21 triệu tấn, hơn gấp đôi mỏ đứng thứ 2.

Hình 2. Nhóm các nước sản xuất đồng hằng đầu thế giới năm 2017

Hình 3. Mỏ đồng lớn nhất thế giới Escondida, Chile

Năm 2017, giá trị xuất nhập khẩu đồng trị giá 58.8 tỷ đô. 2 quốc gia Nam Mỹ là Chile, Peru chiếm đến 49% giá trị xuất khẩu. Chile xuất khẩu 16.6 tỷ đô, trong khi Peru xuất khẩu 12 tỷ đô. (Hình 3)

Hình 4. Các nước có giá trị xuất khẩu Đồng cao nhất năm 2017. Nguồn OEC

Về phía nhập khẩu,  các quốc gia châu Á nhập khẩu lượng đồng lớn nhất. Trong đó, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 25 tỷ đô, chiếm khoảng 43% chủ yếu từ Peru và Chile. Tiếp theo là các nước Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc. (Hình 4)

Hình 4. Các nước có giá trị nhập khẩu Đồng cao nhất năm 2017. Nguồn OEC

 

Các yếu tố ảnh hưởng đến hợp đồng tương lai đồng

– Cung cầu đồng : Đồng là kim loại dễ khai thác và chế biến. Vì chi phí khai thác mỏ kim loại khá lớn nên hầu như việc khai thác kim loại đều do các tập đoàn khai thác lớn trên thế giới thực hiện. Mặc dù chi phí sản xuất cao, tuy nhiên, các mỏ đồng vẫn chiếm khoảng 80% tổng sản lượng đồng tinh luyện hằng năm, 20% còn lại từ các nguồn phế liệu tái chế.

– Sản lượng khai thác : Trong số 20 mỏ khai thác đồng lớn nhất thế giới thì hầu hết các mỏ khai thác chủ yếu tập trung ở Chile và Peru. Việc khai thác sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức thuế suất, quy định khai thác của Chính phủ nước sở tại, kỹ thuật khai thác của chủ đầu tư. Ngoài ra, tình trạng khai thác đồng còn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố không lường trước được như đình công của công nhân, động đất, thời tiết xấu.

– Phế liệu đồng : Ngoài sản lượng đồng khái thác từ các mỏ, nguồn cung đồng trên thị trường còn bị ảnh hưởng bởi phế liệu đồng.

– Nhu cầu tiêu thụ động : Kim loại đồng được sử dụng để chế tạo rất nhiều dụng cụ, từ thiết bị công nghiệp đến các đồ gia dụng. Đồ gia dụng bằng đồng được sử dụng và mua bán nhiều trên thế giới. Ngoài ra, vì đồng là kim loại dẫn nhiệt và điện hiệu quả nên kim loại này cũng được sử dụng trong các lĩnh vực lắp đặt, năng lượng, viễn thông.

– Tăng trưởng kinh tế : Trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng tốt, nhu cầu nhà ở công nghiệp tăng cao, các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất. Đây là một yếu tố làm tăng nhu cầu tiêu thụ đồng trên thị trường từ đó ảnh hưởng đến giá đồng.

– Giá các kim loại cơ bản thay thế : Giá đồng bị ảnh hưởng bởi giá các kim loại cơ bản thay thế đồng như nhôm, niken, chì và sắt. Vì khi giá các kim loại cơ bản thấp hơn so với giá đồng có thể dẫn đến việc sử dụng các kim loại đó để thay thế đồng nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất.

– Giá USD : Giá USD sẽ có mối quan hệ ngược chiều với giá các loại hàng hóa. Đồng cũng là hàng hóa bị ảnh hưởng bởi biến động của giá USD, khi giá USD tăng lên, giá đồng có xu hướng giảm.
– Giá dầu : Đồng không thể được sử dụng ở dạng thô, đồng sau khi khai thác sẽ được tinh chế để loại bỏ những vật liệu không mong muốn sau đó mới có thể sử dụng. Việc tinh | luyện đồng là quá trình tốn rất nhiều năng lượng. Chi phí năng lượng chiếm khoảng 30% trong tổng chi phí khai thác và chế biến quặng. Khi giá dầu tăng, chi phí | khai thác và chế biến quặng tăng dẫn đến giá đồng sẽ tăng theo.

– Các yếu tố khác : Ngoài những yếu tố trên, giá hợp đồng tương lai đồng còn chịu ảnh hưởng của những yếu tố khác như các thông tin về vĩ mô, chính sách của Chính phủ tại các nước khai thác đồng hay thời gian vận chuyển. Hiểu được những yếu tố tác động đến giá đồng sẽ giúp nhà đầu tư phân tích biến động giá hợp đồng tương lai đồng trên thị trường và đưa ra những chiến lược đầu tư hiệu quả.

Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Quốc tế MXL (MXL INTERNATIONAL COMMODITY TRADING JOINT STOCK COMPANY) là Thành viên Kinh doanh của Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam MXV
(Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam MXV được cấp phép chính thức bởi Bộ Công Thương)

Đối tác

Đối tác 3
Đối tác 4
Đối tác 1
Đối tác 5
Đối tác 6
Đối tác 7