DẦU ĐẬU TƯƠNG

Dầu đậu tương CBOT 

Đặc tả hợp đồng

Hàng hóa giao dịch Dầu đậu tương CBOT 
Mã hàng hóa ZLE 
Độ lớn hợp đồng 60 000 pound / Lot
Đơn vị yết giá cent / pound 
Thời gian giao dịch Thứ 2 - Thứ 6: 
• Phiên 1: 07:00 - 19:45
• Phiên 2: 20:30 - 01:20 (ngày hôm sau)
Bước giá 0.01 cent /pound 
Tháng đáo hạn Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 9, 10, 12. 
Ngày đăng ký giao nhận Ngày làm việc thứ 5 trước ngày thông báo đầu tiên
Ngày thông báo đầu tiên Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền trước tháng đáo hạn 
Ngày giao dịch cuối cùng Ngày làm việc trước ngày 15 của tháng đáo hạn
Ký quỹ Theo quy định của MXV 
Giới hạn vị thế Theo quy định của MXV 
Biên độ giá
Giới hạn giá ban đầu  Giới hạn giá mở rộng
$0.040/pound  $0.060/pound 
Phương thức thanh toán Giao nhận vật chất 
Tiêu chuẩn chất lượng Dầu đậu tương theo tiêu chuẩn của CBOT 

Tiêu chuẩn đo lường

Theo quy định của sản phẩm Dầu đậu tương CBOT giao dịch trên Sở Giao dịch Hàng hóa CBOT.

Dầu đậu nành thô phải đáp ứng với yêu cầu phân loại và tiêu chuẩn do Sở quy định hàng hóa CBOT quy định được tìm thấy trong Quy chế và Quy định của Sở đối với đúng loại đặc tả:

·        Không quá 3,0% độ ẩm và các tạp chất.

·        Có màu xanh lục nhạt hơn tiêu chuẩn 'A' và khi được tinh chế và tẩy màu thì tạo ra một loại dầu tinh chế và tẩy màu không đậm hơn 3,5 lần màu đổ trong thang đo Lovibond.

·        Dầu phải được tinh chế với mức hao hụt không quá 5% và được xác định theo phương thức 'dầu trung tính'.

·        Dầu phải có điểm bắt cháy không thấp hơn 250 độ F, phương pháp cốc kín.

·        Dầu không được chứa 1,5% các chất xà phòng hóa (không có độ ẩm và dễ bay hơi).

Không có sự phân loại thấp hơn sẽ được giao nhận khi hết hạn hợp đồng trong giao dịch hàng hóa tương lai. Một phân khúc cao hơn có thể được thực hiện giao nhận với mức giá hợp đồng trừ trường hợp việc thất thoát khi tinh chế ít hơn 5% theo phương pháp "dầu trung tính', tiền phí tăng thêm của cuargias cả thị trường tại thời điểm bốc dỡ hàng sẽ được trả cho mỗi 1% dưới 5% thất thoát (các phân đoạn) với mức tín dụng tối đa là 4,5%.

Phương pháp của AOCS (American Oil Chemists' Society) sẽ được theo dõi với các mẫu và các phân tích cho tất cả các lần kiểm tra, trừ việc xác định màu xanh của dầu, yếu tố mà được kiểm định bởi National Soybean Processors Association.

Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Quốc tế MXL (MXL INTERNATIONAL COMMODITY TRADING JOINT STOCK COMPANY) là Thành viên Kinh doanh của Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam MXV
(Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam MXV được cấp phép chính thức bởi Bộ Công Thương)

Chi tiết sản phẩm

Hợp đồng kỳ hạn đậu nành bắt đầu giao dịch tại sàn CBOT năm 1932, sau đó, hợp đồng tương lai dầu đậu nành được giao dịch năm 1946 và hợp đồng tương lai bột đậu nành được giao dịch năm 1947.

Đậu nành là một trong những cây trồng quan trọng nhất trên thế giới vì đây là nguồn thức ăn lớn nhất cho chăn nuôi và cũng là nguồn dầu thực vật lớn thứ hai. Đậu nành và các sản phẩm phụ từ đậu nành là một trong những mặt hàng nông sản được giao dịch nhiều nhất, chiếm đến hơn 10% tổng giao dịch nông sản toàn cầu.

Chuỗi giá trị đậu nành trên thế giới

Nơi trồng

Theo thống kê từ USDA năm 2018, sản lượng đậu nành ở Brazil, Hoa Kỳ và Argentina chiếm đến hơn 80% sản lượng đậu nành toàn cầu. Hoa Kỳ chiếm khoảng 34% sản lượng đậu nành trên thế giới. Đậu nành được trồng ở hầu hết 31 tiểu bang ở Hoa Kỳ như Kentucky, Minnesota, Ohio, Pennsylvania và Wisconsin, cung cấp khoảng một phần ba sản lượng đậu nành trên thế giới.
Brazil là nước có sản lượng đậu nành lớn thứ hai trên thế giới, chiếm khoảng 30% sản lượng đậu nành toàn cầu. Argentian chiếm khoảng 18% sản lượng đậu nành toàn cầu. Ngoài ra, đậu nành còn được trồng ở một số nước khác như: Trung Quốc, Ấn Độ, Paraguay, Canada. (Tham khảo tại Hình 1)

Hình 1: Sản lượng đậu nành trên thế giới niên vụ 2017/2018

dau-dau-tuong-01

Thu hoạch

Hình 2: Thời gian trồng và thu hoạch đậu nành của một số khu vực trên thế giới

dau-dau-tuong-02

Chế biến

Sau khi thu hoạch, khoảng 2/3 trên tổng số đậu nành được chế biến hoặc nghiền nát thành dầu đậu nành và bột đậu nành.
Trong quá trình nghiền, đậu nành bị nứt để loại bỏ vỏ và được cuộn thành từng mảnh, sau đó được ngâm trong dung môi và đưa vào quá trình chưng cất để sản xuất dầu đậu nành thô nguyên chất. Sau khi dầu được chiết xuất, các mảnh đậu nành được sấy khô, nướng và nghiền thành bột đậu nành.
Dầu đậu nành sau khi sơ chế được tinh chế thêm và sử dụng trong dầu ăn, bơ thực vật, sốt mayonnaise, nước trộn salad và hóa chất công nghiệp. Dầu đậu nành chưa qua tinh chế có thể được sử dụng trong sản xuất nhiên liệu diesel sinh học.
Bột đậu nành được sử dụng làm nguyên liệu chính trong thức ăn chăn nuôi cho gia cầm và gia súc. Bột đậu nành cũng được chế biến thêm vào thực phẩm của con người và là thành phần chính trong các sản phẩm thay thế thịt hoặc sữa, như sữa đậu nành, đậu phụ.
Sản phẩm phụ từ đậu nành còn được sử dụng nhiều làm thức ăn chăn nuôi nên nhu cầu đậu nành trên thế giới khá cao.

Tình hình xuất nhập khẩu đậu nành trên thế giới

Kể từ năm 2000, nhu cầu thịt và gia cầm tăng ở châu Á, châu Âu nên xuất khẩu đậu nành tăng đáng kể. Năm 2018, sản lượng tiêu thụ đậu nành hằng năm đạt khoảng 87 pounds hay bình quân 2 bushels mỗi người. (Tham khảo tại Hình 4 và Hình 5)
Vì có sản lượng đậu nành nhiều nhất nên Hoa Kỳ là nguồn cung cấp đậu nành chính trên thế giới. Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất đậu nành của Hoa Kỳ đã phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ nông dân Nam Mỹ ở Argentina và Brazil. Đây là hai nước có chi phí sản xuất đậu nành thấp hơn so với Hoa Kỳ. (Tham khảo tại Hình 3)

Hình 3: Các nước xuất, nhập khẩu đậu nành trên thế giới

dau-dau-tuong-03

dau-dau-tuong-04

Hình 4: Tiêu thụ bột đậu nành trên thế giới

dau-dau-tuong-05

Hình 5: Tiêu thụ dầu đậu nành trên thế giới

dau-dau-tuong-06

Qua phân tích có thể thấy, đậu nành là loại ngũ cốc phổ biến thứ hai sau ngô. Do đó, trên thị trường hợp đồng phái sinh nông sản được giao dịch tại Việt Nam, hợp đồng tương lai đậu nành có thanh khoản cao thứ hai sau hợp đồng tương lai ngô. Việc hiểu được chuỗi giá trị của đậu nành cũng như sản lượng đậu nành được phân bổ trên thế giới sẽ giúp nhà sản xuất và nhà đầu tư có thể giao dịch hợp đồng tương lai hiệu quả hơn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến Đậu tương

* Cung và cầu

– Giá đậu nành được xác định bởi cung và cầu đậu nành trên thị trường. Mặc dù đậu nành được trồng ở nhiều nơi nhưng Hoa Kỳ là nước có sản lượng đậu tương nhiều nhất trên thế giới. Do đó, mùa vụ ở Hoa Kỳ là nhân tố chính quyết định đến diễn biến giá đậu tương toàn cầu.

* Nhu cầu tiêu thụ 

– Đậu nành thô sau khi được thu hoạch sẽ được nghiền thành dầu đậu tương và khô đậu tương. Bột đậu tương là cần thiết cho thức ăn chăn nuôi, dầu đậu tương là thành phần chính trong nhiều sản phẩm, thực phẩm phổ biến. Ngoài ra, dầu đậu tương được sử dụng để nấu ăn trên khắp thế giới.
– Dân số thế giới gia tăng và mức sống ở các nước đang phát triển ngày một cao hơn. Điều này dẫn đến những thay đổi trong chế độ ăn uống vì nhiều người kết hợp các loại ngũ cốc vào khẩu phần ăn hằng ngày. Khi nhu cầu về các sản phẩm từ đậu tương tăng lên sẽ làm nhu cầu đậu tương thế giới tăng cao.

* Thời tiết

– Một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến nguồn cung đậu tương trên thị trường là thời tiết. Thời tiết khô hạn, lượng mưa quá ít sẽ làm giảm năng suất đậu tương đồng nghĩa với việc nguồn cung đậu nành trên thị trường sẽ giảm. Mưa nhiều, lũ lụt cũng sẽ làm giảm sản lượng đậu tương thu hoạch từ đó giảm nguồn cung đậu tương trên thị trường.

* Hạt giống, phân bón, sâu bọ, dịch bệnh

– Ngoài thời tiết, giá của các yếu tố đầu vào để trồng đậu tương như hạt giống, phân bón cũng sẽ tác động đến nguồn cung đậu tương. Giá các yếu tố đầu vào thấp sẽ làm tăng lợi nhuận dự kiến sau thu hoạch và khuyến khích nông dân trồng nhiều đậu tương hơn, có khả năng tăng nguồn cung đậu tương trên thị trường. Bên cạnh đó, những cải tiến về phương pháp sản xuất, nguồn phân bón tốt hơn hay quản lý nguyên liệu hiệu quả hơn sẽ thúc đẩy năng suất thu hoạch.
– Giống như cây trồng khác, đậu tương cũng phải đối diện với sâu bệnh hại và biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan. Khi có dịch bệnh ở đậu nành, nông dân phải phun. thuốc diệt khuẩn, quản lý đồng ruộng nghiêm ngặt để tránh ảnh hưởng đến sản lượng đậu tương thu hoạch.

* Giá USD

– Thông thường, giá USD sẽ có ảnh hưởng đến giá hàng hóa, trong đó có giá đậu tương. Thông qua các dữ liệu quá khứ, giá đậu tương biến động tỷ lệ nghịch với giá trị của đồng USD. Giá đậu tương có xu hướng giảm khi giá trị của USD tăng lên và ngược lại. Khi giá USD tăng, giá đậu tương của Hoa Kỳ sẽ đắt hơn so với giá đậu tương từ các quốc gia khác, điều này làm cho đậu tương ở Hoa Kỳ ít cạnh tranh hơn với các quốc gia khác.

* Sản phẩm thay thế: 

– Nông dân có quyền lựa chọn các loại cây trồng ở từng vụ mùa mỗi năm. Thông thường, nông dân chọn giữa ngô và đậu tương để trồng cho những vụ mùa sau. Nếu trên thị trường, ngô đắt hơn so với đậu tương, nông dân có xu hướng trồng nhiều ngô hơn. Điều này thường dẫn đến nguồn cung đậu tương thiếu hụt từ đó làm cho giá đậu tương tăng cao. Khi giá đậu tương đắt hơn so với ngô thì ngược lại, giá đậu tương sẽ giảm.

Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Quốc tế MXL (MXL INTERNATIONAL COMMODITY TRADING JOINT STOCK COMPANY) là Thành viên Kinh doanh của Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam MXV
(Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam MXV được cấp phép chính thức bởi Bộ Công Thương)

Đối tác

Đối tác 3
Đối tác 4
Đối tác 1
Đối tác 5
Đối tác 6
Đối tác 7