Đường xu hướng và kênh giá

21/05/2022
Ở phần tiếp theo này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm các khái niệm cơ bản trong đầu tư - xu hướng và các yếu tố cấu thành nên xu hướng.
Xem nhanh

Việc xác định xu hướng là yếu tố then chốt trong mọi phương pháp đầu tư, người đi ngược xu hướng sẽ gặp những rủi ro rất lớn.
1. Đường xu hướng – Trendline

Đường xu hướng – trendline – là một trong những thứ phổ biến nhất trong phân tích kỹ thuật và được sử dụng rất thường xuyên

Nếu được vẽ đúng, nó sẽ trở nên chính xác như các phương pháp khác. Tuy nhiên, nhiều người giao dịch thường không vẽ đúng nên hiệu quả chưa cao

Ở dạng phổ biến nhất, một đường xu hướng tăng (uptrend line) là một đường thẳng vẽ dọc theo đáy của một vùng hỗ trợ dễ nhận diện. Trong xu hướng giảm, đường xu hướng được vẽ dọc theo các đỉnh dễ nhận diện.

Vẽ đường xu hướng như thế nào?

Để vẽ đường xu hướng đúng, điều bạn cần làm là tìm 2 đỉnh chính hoặc đáy chính và nối chúng lại với nhau mà thôi.

Một số dạng xu hướng

Có 3 dạng xu hướng:

- Xu hướng tăng (tạo đáy cao hơn)

- Xu hướng giảm (tạo đỉnh thấp hơn)

- Xu hướng đi ngang (nằm trong 1 khoảng)

Một số điều quan trọng cần nhớ về đường xu hướng

- Cần ít nhát 2 đỉnh hoặc 2 đáy để vẽ 1 đường xu hướng đúng nhưng nó cần đến 3 điểm để xác nhận 1 đường xu hướng

- Đường xu hướng càng dốc thì độ tin cậy càng thấp và khả năng bị phá vỡ càng cao

- Cũng giống như mức hỗ trợ và kháng cự, đường xu hướng sẽ mạnh hơn nếu nó được chạm vào nhiều lần nhưng không phá vỡ

- Một điều quan trọng là không bao giờ cố gắng vẽ đường xu hướng cho “vừa vặn” với thị trường. Đơn giản là nếu đường xu hướng  không phù hợp với thị trường thì nó đã bị sai, đừng cố gắng điều chỉnh cho nó vừa

2. Kênh giá – Channel

Nếu chúng ta đào sâu hơn về lý thuyết đường xu hướng và vẽ một đường song song với đường xu hướng tăng hoặc đường xu hướng giảm thì chúng ta sẽ tạo ra được kênh. Kênh này giúp xác định điểm mua và bán. Cả đỉnh và đáy của kênh giá đều thể hiện những vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng.

Để tạo một kênh tăng, đơn giản là vẽ một đường song song với đường xu hướng tăng và di chuyển đường thẳng đó vào vị trí mà nó có thể chạm được nhiều đáy nhất

Khi giá chạm vào đường xu hướng phía dưới thì có thể dùng như 1 tín hiệu mua, ngược lại khi giá chạm vào cạnh trên của đường xu hướng, có thể dùng như tín hiệu bán

Các dạng kênh

Có 3 dạng kênh:

- Kênh tăng (giá tạo các đỉnh cao mới và đáy cao mới)

- Kênh giảm (giá tạo các đỉnh thấp mới và đáy thấp mới)

- Kênh ngang (một khoảng – ranging)

 Những điều cần nhớ về kênh giá

- Khi thiết lập kênh giá, các đường xu hướng cần phải song song với nhau

- Vùng đáy của kênh giá là vùng xem xét mua còn vùng đỉnh của kênh giá là vùng xem xét bán

- Giống như vẽ đường xu hướng, đừng bao giờ ép giá vào trong kênh mà bạn muốn

3. Tổng kết

Một số điểm chú ý của kênh giá:

- Đường xu hướng và đường thẳng đối diện nó bắt buộc phải song song với nhau nếu không đó không gọi là kênh giá

- Một kênh giá đúng là khi chúng ta không được ép giá vào trong kênh để vẽ. Nếu cố tình làm như vậy kênh giá sẽ sai và sự phán đoán về diễn biến thị trường tiếp theo sẽ càng sai lệch

- Khi giá chạm vào kênh giá dưới có thể được coi như một tín hiệu mua và ngược lại khi giá chạm vào kênh giá trên có thể được coi như 1 tín hiệu bán dành cho bạn

 Một số điểm chú ý của đường xu hướng:

- Đường xu hướng có thể dùng cho mọi khung thời gian

- Đường xu hướng chỉ là một phần công cụ hỗ trợ để chúng ta biết giá tiếp theo sẽ chạy như thế nào. Đôi lúc nó không chính xác tuyệt đối, cần phải kết hợp nhiều yếu tố để tăng khả năng chính xác của trendline

- Càng chạm nhiều đỉnh hoặc đáy đường xu hướng càng chính xác hơn

- Không được cố gắng ép giá vào trong đường xu hướng. Việc này sẽ làm cho khả năng phán đoán hướng đi tiếp theo bị sai lệch

Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Quốc tế MXL (MXL INTERNATIONAL COMMODITY TRADING JOINT STOCK COMPANY) là Thành viên Kinh doanh của Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam MXV
(Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam MXV được cấp phép chính thức bởi Bộ Công Thương)

Các bài viết khác

Đối tác

Đối tác 3
Đối tác 4
Đối tác 1
Đối tác 5
Đối tác 6
Đối tác 7