Các mức hỗ trợ và kháng cự
Phần đầu tiên của chuỗi bài về phân tích kỹ thuật chúng ta sẽ đi sâu hơn một chút về hỗ trợ - kháng cự để tìm kiếm những điểm giao dịch hợp lý.
1. Khái niệm
Hỗ trợ và kháng cự là một trong những khái niệm được dùng nhiều nhất trong giao dịch.
Tuy nhiên, dường như mọi người lại có ý tưởng riêng của mình về việc xác định hỗ trợ và kháng cự. Vì vậy, trước tiên chúng ta sẽ nghiên cứu những vấn đề cơ bản trước.
Hỗ trợ và kháng cự là các vùng giá trong quá khứ mà tại đó giá đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại trước khi tiếp tục xu hướng, và hành vi đó có khả năng lặp lại trong tương lai.
Việc hành vi giá sẽ lặp lại chính là 1 trong 2 quan điểm của trường phái phân tích kỹ thuật
• Ngưỡng hỗ trợ là vùng giá mà các nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ tăng cao hơn. Tại đây áp lực mua chiếm ưu thế so với áp lực bán. Hầu hết các nhà đầu tư sẽ mua khi giá đi vào ngưỡng hỗ trợ.
• Ngưỡng kháng cự là vùng giá mà các nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ giảm thấp hơn. Tại đây áp lực bán chiếm ưu thế so với áp lực mua. Hầu hết các nhà đầu tư sẽ bán khi giá đi vào ngưỡng kháng cự.
Dưới đây là ví dụ về hỗ trợ kháng cự:
Như bạn thấy ở hình trên, mô hình zíc zắc tạo hướng lên. Khi thị trường đi lên và điều chỉnh giảm trở lại thì điểm cao nhất mà nó đạt được trước khi nó điều chỉnh giảm chính là kháng cự (resistance)Khi mà thị trường tăng trở lại, điểm thấp nhất mà nó đạt được trước khi bắt đầu tăng trở lại sẽ trở thành | hỗ trợ (support). Khi thị trường biến động thì các mức hỗ trợ và kháng cự này tiếp tục được tạo ra.
Về hỗ trợ và kháng cự
Một điều cần ghi nhớ là mức hỗ trợ và kháng cự không phải là những con số chính xác. Nhiều khi bạn sẽ thấy hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ, nhưng sau đó bạn thấy rằng nó chỉ đang “thử lại” (retest) vùng hỗ trợ | hoặc kháng cự đó mà thôi. Với mô hình nến, việc “thử” này sẽ được thể hiện qua những bóng nến
Hãy xem cách mà bóng nến thử lại vùng hỗ trợ 1.4700. Vào thời điểm đó, dường như thị trường đã muốn “phá vỡ” hỗ trợ, nhưng sau đó chúng ta mới thấy được là thị trường chỉ muốn “thử lại” vùng này mà thôi.
Vậy sao chúng ta có thể biết chắc là hỗ trợ và kháng cự đã bị phá vỡ?
Không Có câu trả lời nào chắc chắn cho câu hỏi trên. Một số người cho rằng hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ khi thị trường có thể đóng cửa phiên giao dịch vượt qua mức này. Tuy nhiên bạn có thể thấy trường hợp này không phải lúc nào cũng đúng
Xem ví dụ dưới đây và xem điều gì xảy ra sau khi giá đã đóng cửa dưới vùng hỗ trợ 1.4700
Trong ví dụ này, giá đã đóng cửa phí dưới vùng hỗ trợ 1.4700 nhưng nhanh chóng tăng điểm vượt lên trở lại. Nếu bạn tin tưởng vào sự phá vỡ (breakout) này và đặt lệnh bán cặp tiền này, bạn sẽ bị thua lỗ
Nhìn vào biểu đồ bên trên, bạn sẽ kết luận lại là vùng hỗ trợ này không thực sự bị phá vỡ, nó vẫn còn tác dụng hỗ trợ và bây giờ có thể mạnh hơn.
Để giúp bạn lọc những dấu hiệu phá vỡ sai, bạn cần nghĩ mức hỗ trợ và kháng cự là 1 "vùng" hơn là một con số chính xác
Một cách có thể giúp bạn xác định vùng này đặt lại hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ đường (line chart) hơn là biểu đồ nến (candlestick chart). Nguyên nhân là line chart chỉ cho bạn thấy mức giá đóng cửa trong khi candlestick chart thì còn có giá cao nhất và thấp nhất
Những vùng giá cao nhất thấp nhất này có thể là tín hiệu sai bởi vì đôi khi đó là 1 đợt "co giật" của thị trường
Nhìn vào biểu đồ đường (line chart) bên dưới, bạn sẽ đặt được các vùng hỗ trợ và kháng cự ở những vùng mà giá thể hiện nhiều đỉnh hoặc đáy
Những vấn đề thú vị khác về hỗ trợ và kháng cự
Khi giá phá vỡ kháng cự thì kháng cự đó có thể biến thành hỗ trợ
Giá càng thử vùng kháng cự hoặc hỗ trợ nhiều mà không phá vỡ vùng đó thì vùng kháng cự hoặc hỗ trợ đó càng mạnh hơn
Khi 1 vùng hỗ trợ hoặc kháng cự bị phá vỡ thì sức mạnh của biến động tiếp theo của giá sẽ phụ thuộc sự mạnh mẽ của giá trong việc phá vỡ hỗ trợ và kháng cự
2. Giao dịch với hỗ trợ và kháng cự
Có 2 dạng: Giao dịch khi giá bật lại, giao dịch khi giá phá vỡGiao dịch khi giá bật lại - Bounce
Phương pháp này sẽ dựa trên việc giá bật lại sau khi chạm hỗ trợ hoặc kháng cự
Nhiều người giao dịch đã sai lầm khi đặt lệnh chờ ngay tại vùng hỗ trợ hoặc kháng cự và đợi cho giao dịch của mình thành công. Tất nhiên có thể sẽ thành công trong vài trường hợp nhưng giao dịch kiểu này chính là thừa nhận những vùng hỗ trợ và kháng cự này sẽ được giữ vững mà không biết rằng giá có đi tới được vùng đó hay không. Như vậy sẽ có rủi ro.
Muốn giao dịch chắc chắn bằng cách này, tốt nhất là đợi một sự bật lại từ các vùng này trước khi vào lệnh. Như vậy sẽ tránh được rủi ro là giá sẽ phá vỡ các vùng hỗ trợ kháng cự. Trường hợp này chính là việc trnahs bắt dao rơi (catch a falling knife), tức là vào lệnh khi gia chưa có dấu hiệu quay đầu
Mọi người luôn nghĩ rằng các mức hỗ trợ và kháng cự sẽ được giữ mãi mãi nhưng sự thật là nó thường xuyên bị phá vỡ. Vì vậy, không chỉ đơn giản giao dịch theo kiểu "dội lại" như trên, còn có thể giao dịch khi giá phá vỡ hỗ trợ và kháng cự. Có 2 cách để giao dịch là: cách hung hăng (aggressive) và cách dè dặt (conservative)
- Cách hung hăng (aggressive way): Cách đơn giản nhất để giao dịch việc phá vỡ là mua hoặc bán khi mà giá phá vỡ vùng hỗ trợ hoặc kháng cự một cách rõ ràng, tức là giá cắt qua vùng này rất mạnh
- Cách dè dặt (conservative way):
Nếu bạn chọn giải pháp 2 thì bạn sẽ dễ dàng hiểu phương pháp giao dịch này. Hãy nhớ rằng khi bạn chốt lệnh tức là bạn đang thực hiện một lệnh ngược lại. Bạn đóng lệnh mua Ngô tại hoặc gần vùng hòa vốn tức là bạn sẽ đặt lệnh bán Ngô với một khối lượng lệnh tương tự. Bây giờ, nếu đã đủ lệnh bán và thanh lý lỗ xảy ra ở vùng phá vỡ hỗ trợ, giá sẽ đảo chiều và bắt đầu giảm trở lại. Hiện tượng này lý giải cho việc vì sao vùng hỗ trợ chuyển thành vùng kháng cự sau khi nó đã bị phá vỡ.
Muốn giao dịch được theo phương pháp này bạn cần sự kiên nhẫn. Thay vì vào lệnh sau khi giá phá vỡ bạn cần đợi cho giá hồi lại đến vùng hỗ trợ hoặc kháng cự đã phá vỡ và vào lệnh khi giá bật trở ra.
3. Tổng kết
Khi thị trường đi lên và điều chỉnh xuống trở lại thì điểm cao nhất nó đạt được trước khi điều chỉnh gọi là Kháng cự - resistanceNếu thị trường tiếp tục đi lên trở lại thì điểm thấp nhất nó tạo ra trước khi đi lên chính là Hỗ trợ - support
Cần nhớ rằng hỗ trợ, kháng cự không phải là một đường thẳng hay một con số mà là 1 vùng. Điều này sẽ giúp bạn lọc đi các tín hiệu bị sai, bị nhiễu
Một cách giúp xác định hỗ trợ và kháng cự là dùng biểu đồ đường (line chart) để xác định
Cần nhớ thêm là nếu giá phá kháng cự thì kháng cự thì kháng cự này có thể thành hỗ trợ, ngược lại, nếu giá phá hỗ trợ thì hỗ trợ có thể thành kháng cự.
(Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam MXV được cấp phép chính thức bởi Bộ Công Thương)