DẦU CỌ THÔ

Dầu cọ thô BMDX

Đặc tả hợp đồng

Hàng hóa giao dịch Dầu cọ thô BMDX
Mã hàng hóa MPO
Độ lớn hợp đồng 25 tấn / lot 
Đơn vị yết giá MYR / tấn
Thời gian giao dịch

Thứ 2 - Thứ 6:

• Phiên 1: 09:30 – 11:30

• Phiên 2: 13:30 – 17:00

 

Thứ 2 - Thứ 5:

• Phiên 3: 20:00 – 22:30

Bước giá 01 MYR / tấn
Tháng đáo hạn Tháng hiện tại, 11 tháng kế tiếp và các tháng lẻ trong giai đoạn 3 năm tiếp theo
Ngày đăng ký giao nhận Ngày làm việc thứ 5 trước ngày thông báo đầu tiên
Ngày thông báo đầu tiên Theo quy định của MXV
Ngày giao dịch cuối cùng Trưa ngày 15 của tháng đáo hạn, nếu ngày 15 là ngày nghỉ thì ngày giao dịch cuối cùng sẽ được đẩy lên ngày làm việc liền trước ngày 15
Ký quỹ Theo quy định của MXV
Giới hạn vị thế Theo quy định của MXV
Biên độ giá
Theo quy định của MXV
Phương thức thanh toán Giao nhận vật chất
Tiêu chuẩn chất lượng Tiêu chuẩn được chi tiết bên dưới

Tiêu chuẩn đo lường

Theo quy định của sản phẩm Dầu cọ thô (Crude Palm Oil) giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa Bursa Malaysia (BMDX).

Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Quốc tế MXL (MXL INTERNATIONAL COMMODITY TRADING JOINT STOCK COMPANY) là Thành viên Kinh doanh của Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam MXV
(Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam MXV được cấp phép chính thức bởi Bộ Công Thương)

Chi tiết sản phẩm

Tổng quan về Dầu cọ thô

Dầu cọ là một loại dầu thực vật được chiết xuất từ thịt (cùi) của quả cọ từ cây cọ dầu. Dầu cọ thô sau khi ép có màu vàng – đỏ sậm do chúng chứa nhiều hàm lượng Caroten và Vitamin E. Dầu cọ chứa khoảng 77 % chất béo no, khoảng 26 % chất béo chưa no đơn nhóm và 12 % chất béo chưa no đa nhóm. Dầu cọ được ví như món quà từ thiên nhiên dành tặng cho Malaysia và thế giới loài người. Malaysia là nước sản xuất dầu cọ lớn thứ hai trên thế giới, sau Indonesia. 
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội các nhà xuất khẩu dầu cọ Indonesia (Gapki), kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã đạt 22,97 tỷ USD vào năm ngoái, cao hơn so với mức 20,22 tỷ USD vào năm 2019.
Bộ Hàng hóa Malaysia cho biết, nước này đã đặt ra mục tiêu giá trị xuất khẩu dầu cọ và các sản phẩm từ dầu cọ đạti mức 72.8 tỷ ringgit (~17.6 tỷ USD) trong năm 2020.

Đặc điểm của dầu cọ thô

- Trạng thái vật lý (nhiệt độ môi trường)

Ở nhiệt độ thường, dầu cọ tồn tại ở dạng sáp với đặc trưng là chứa xấp xỉ 50% chất béo bão hòa. Khi nhiệt độ môi trường xuống dưới 20 độ C Dầu chuyển sang trạng thái đông đặc.
Tính chất đặc trưng của dầu cọ có độ nóng chảy tương đối cao hơn so với dầu nành, dầu mè, dầu phộng….cho nên khi nhiệt độ môi trường xuống thấp nên dầu dẫn đến bị đông. Nguyên nhân là dầu cọ chứa nhiều axit béo no hơn các loại dầu khác. Theo PGS TS Phan Thị Sửu người tiêu dùng mua dầu thực vật nên chọn mua loại dầu lỏng, chứa nhiều axit béo không no theo thứ tự: dầu ôliu, dầu mè (vừng), dầu ngô, dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu cọ.
Đối với sản phẩm Cooking oil sự chịu nhiệt từ 20 – 22oC, nếu nhiệt độ môi trường trên 30oC dầu sẽ tang chảy ngay và trở lại trạng thái bình thường lúc ban dầu.

Sử dụng

Dầu cọ (và các sản phẩm dầu cọ) có khả năng chịu nhiệt và chống ô xy hóa rất tốt; do vậy dầu cọ được xem là nguyên liệu lý tưởng trong sản xuất hỗn hợp dầu chiên.
Các nhà sản xuất và tiêu dùng trên khắp thế giới đã ứng dụng dầu cọ với tỷ lệ cao trong dầu chiên vì hai mục đích: kinh tế và chất lượng tốt. Trong thực tế, dầu cọ đã dùng thay thế 100% các loại dầu chiết xuất từ các hạt truyền thống khác như đậu tương, hạt cải.
Các sản phẩm dùng dầu chiên thường là khoai tây chiên, bánh donut, mỳ ăn liền và các loại hạt.
Dù được chế biến từ nguồn gốc khác nhau: dầu cọ, dầu hướng dương, dầu lạc, dầu đậu nành, dầu vừng, dầu cải… nhưng các loại dầu thực vật đều có ưu điểm là không chứa cholesterol.

Sản xuất và tiêu thụ dầu cọ thô

Dầu cọ thô được sản xuất, khai thác chủ yếu bởi các nước: Indonesia và Malaysia, thị phần sản xuất của cả 2 nước này gộp lại lên đến hơn 80% sản lượng của toàn thế giới.

10 nước sản xuất Dầu cọ thô hàng đầu thế giới năm 2019

Hình 1: 10 nước sản xuất Dầu cọ thô hàng đầu thế giới năm 2019

Đương nhiên Indonesia và Malaysia cũng là 2 nước giữ tốp đầu xuất khẩu Dầu cọ

10 nước xuất khẩu Dầu cọ nhiều nhất thế giới

Hình 2. 10 nước xuất khẩu Dầu cọ nhiều nhất thế giới

Các nước nhập khẩu Dầu cọ thô trên thế giới chủ yếu là Trung Quốc và Ấn Độ, chiếm đến gần 40% thị phần nhập khẩu dầu cọ toàn thế giới.

10 nước nhập khẩu Dầu cọ  nhiều nhất thế giới

Hình 3. 10 nước nhập khẩu Dầu cọ  nhiều nhất thế giới

Ngoài ra các nước phát triển như châu Âu và Mỹ cũng sử dụng 1 lượng lớn Dầu cọ.

Các yếu tố ảnh hưởng lớn đến thị trường Dầu cọ thô

- Thời tiết: Khí hậu, thời tiết ở các khu vực trồng dầu cọ, đặc biệt là Malaysia và Indonesia. 2 nước này nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, dễ mưa lớn và lũ lụt.
- Sản phầm dầu thực vật thay thế: Nhu cầu sử dụng của các loại dầu thực vật khác như dầu đậu tương, dầu hướng dương.
- Nguồn cung: Chính sách xuất khẩu của 2 nước sản xuất chính là Malaysia và Indonesia.
- Chính sách bảo vệ môi trường: Dầu cọ ảnh hưởng nhiều đến hệ sinh thái thực vật ở Indonesia

Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Quốc tế MXL (MXL INTERNATIONAL COMMODITY TRADING JOINT STOCK COMPANY) là Thành viên Kinh doanh của Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam MXV
(Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam MXV được cấp phép chính thức bởi Bộ Công Thương)

Đối tác

Đối tác 3
Đối tác 4
Đối tác 1
Đối tác 5
Đối tác 6
Đối tác 7