CAO SU RSS3

Cao su RSS3 OSE

Đặc tả hợp đồng

Hàng hóa giao dịch Cao su RSS3 OSE (TOCOM)
Mã hàng hóa TRU
Độ lớn hợp đồng 5 tấn/ lot
Đơn vị yết giá JPY / kg
Thời gian giao dịch

Thứ 2 - Thứ 6: 

• Phiên 1: 07:00 – 13:15

• Phiên 2: 14:30 – 17:00

Bước giá 0.1 JPY / kg
Tháng đáo hạn 12 tháng liên tiếp
Ngày đăng ký giao nhận 5 ngày làm việc trước ngày thông báo đầu tiên
Ngày thông báo đầu tiên Theo quy định của MXV
Ngày giao dịch cuối cùng 4 ngày làm việc trước ngày làm việc cuối cùng của tháng đáo hạn
(riêng tháng 12 là 4 ngày làm việc trước ngày 28 tháng 12)
Ký quỹ Theo quy định của MXV
Giới hạn vị thế Theo quy định của MXV
Biên độ giá
Theo quy định của MXV
Phương thức thanh toán Giao nhận vật chất
Tiêu chuẩn chất lượng Tiêu chuẩn được chi tiết bên dưới

Tiêu chuẩn đo lường

Theo quy định của sản phẩm Cao su RSS3 (Ribbeb Smoked Sheet No.3) giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa TOCOM.
Cao su RSS 3 hoặc RSS 4 theo tiêu chuẩn đặc tả quốc tế, dựa theo tiêu chuẩn của The Green Book 1969.
RSS 3: Độ khô và lớp mốc mỏng trên bề mặt gói giấy, kiện và mặt trong của tờ cao su, được xác định tại thời điểm giao hàng có thể được chấp nhận. Độ mốc và khô cho phép không được vượt quá 10%. Màu không bị loanh lổ, bong bóng nhỏ và mảnh nhỏ của vỏ cây được cho phép. Các đốm oxi hóa hay sọc, mỏng, bị nhiệt, bị hóa cứng, khói khét, mờ đục và bị cháy sun không được chấp nhận. Cao su phải khô, dai, và không chứa cát, dị tật, phồng rộp, chất bẩn và các tạp chất khác khác ngoài các tạp chất được quy định thì được chấp nhận

Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Quốc tế MXL (MXL INTERNATIONAL COMMODITY TRADING JOINT STOCK COMPANY) là Thành viên Kinh doanh của Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam MXV
(Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam MXV được cấp phép chính thức bởi Bộ Công Thương)

Chi tiết sản phẩm

Giới thiệu về Cao su Rss3

Cao su là loài cây công nghiệp thuộc chi Hevea Brasiliensis có nguồn gốc từ rừng Amazon Brasil. Cây có chất nhựa (mủ) là nguyên liệu chính trong sản xuất cao su thiên nhiên. Cây cao su từng được mệnh danh là vàng trắng (white gold) trong nửa đầu của thế kỷ 20 do nguồn lợi rất lớn của nó đem lại.
Ở Việt Nam, , cao su được trồng với quy mô lớn, bao phủ khắp cả nước. Cây cao su nhanh chóng trở thành cây công nghiệp chủ lực và là một trong 3 ngành nông nghiệp đóng góp lớn nhất vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Hợp đồng cao su thiên nhiên cũng thường xuyên được  sử dụng để Hedging (bảo hiểm rủi ro) hoặc đầu tư. Cao su RSS3 được giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa Tocom

Khai thác cây cao su lấy mủ

Hình 1. Khai thác cây cao su lấy mủ

Đặc điểm của cao su Rss3

Cây cao su phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 22°C đến 30°C (tốt nhất ở 26°C đến 28°C), cần mưa nhiều (tốt nhất là 2.000 mm) nhưng không chịu được ngập úng và gió. Cây cao su có thể chịu được nắng hạn khoảng 4 đến 5 tháng, tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm.
Các sản phẩm cao su thiên nhiên đều có tính chất cơ học tốt, đặc biệt bền, kéo xé tốt. Tính chất nổi bật của cao su thiên nhiên so với cao su tổng hợp là tính tưng nảy và tính phục hồi tốt của nó. Cao su thiên nhiên sau khi bị kéo giãn, phục hồi gần như hoàn toàn kích thước ban đầu khi được thả ra và sau đó từ từ phục hồi một phần biến dạng dư. Các sản phẩm làm từ cao su thiên nhiên có độ chịu mỏi rất cao, được dùng trong các ứng dụng chuyển động liên tục. Theo báo cáo của tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG), khoảng 60-65% sản lượng cao su thu thiên nhiên được sử dụng trong công nghiệp sản xuất lốp xe và ruột xe khí nén; 8% dùng cho các sản phẩm dây đai truyền năng lượng, dây đai băng tải, gaskets, phớt, ống; khoảng 6% dùng cho các sản phẩm găng tay y tế và 9% còn lại cho các nhu cầu khác.

Sản phẩm cảu cao su rss3

Mủ cao su thiên nhiên có 2 loại sản phẩm chính là mủ nước (latex) và mủ khô (TSR): Mủ nước (latex) là sản phẩm cao cấp, có hàm lượng cao su cao như găng tay y tế, cao su tiêu dùng. Sản phẩm này còn bao gồm các nhóm như mủ tờ xông khói (RSS), (Hình 2). được phân loại cấp hạng theo tính sạch sẽ, màu sắc và tính không mang những khuyết tật như bọt khí mà có thể thấy bằng mắt thường, RSS được chế biến theo dạng khối theo tiêu chuẩn từng nước.

Mủ tờ xông khói (Ribbed Smoke Sheet)

Hình 2. Mủ tờ xông khói (Ribbed Smoke Sheet)

Mủ khô là mủ cao su  dưới dạng khối, phát triển do nhu cầu cho cao su kỹ thuật. Sản xuất cao su khối cơ bản là sự chuyển hóa cao su thô ướt thành dạng hạt bởi các kỹ thuật chế biến nhanh và liên tục. Các mẫu hoặc hạt đã sấy khô được kết lại thành các khối cao su rắn. Các sản phẩm mủ khô thường được dùng chủ yếu để sản xuất săm lốp, phụ tùng ô tô, băng tải…(Hình 3)

Sản xuất mủ cao su khô tại nhà máy

Hình 3. Sản xuất mủ cao su khô tại nhà máy

Nhóm những nước sản xuất cao su nhiều nhất thế giới bao gồm: Thái Lan, Indonexia, Malaysia, Vietnam, Ấn Độ, Trung Quốc,…Trong đó Thái Lan thường chiếm khoảng 1/3 sản lượng cao su trên toàn thế giới.
Khu vực Đông Nam Á là khu vực có sản lượng xuât khẩu lớn nhất thế giới với các quốc gia dẫn đầu như: Năm 2018, Thái Lan là quốc gia xuất khẩu cao su tự nhiên nhiều nhất thế giới (khoảng 4.6 tỷ đô, chiếm khoảng 24.8% giá trị xuất khẩu. Xếp sau đó là Indonesia, Việt Nam, Malaysia. (Hình 4)

Nhóm 15 nước xuất khẩu cao su nhiều nhất năm 2018

Hình 4. Nhóm 15 nước xuất khẩu cao su nhiều nhất năm 2018

Các quốc gia nhập khẩu gồm có 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Trung Quốc (khoảng 3.6 tỷ USD) chiếm khoảng 25% giá trị nhập khẩu. Tiếp theo là Mx với 1.7 tỷ USD, chiếm khoảng 12% giá trị. (hình 5)

Nhóm 15 nước nhập khẩu cao su nhiều nhất năm 2018

Hình 5. Nhóm 15 nước nhập khẩu cao su nhiều nhất năm 2018

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cao su

- Nhu cầu sử dụng ô tô :
Khoảng 75 % cao su trên thế giới được sử dụng để sản xuất lốp ô tô . Không chỉ lốp xe ô tô , các nhà sản xuất ô tô cũng sử dụng cao su trong nhiều bộ phận khác của xe ô tô như túi khí , thảm . Do đó , nhu cầu sử dụng ô tô là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá cao su . Trung Quốc là thị trường có doanh số bán xe ô tô lớn nhất thế giới đến năm 2015 , đây cũng là thị trường tăng trưởng nhu cầu sử dụng ô tô nhất trên thế giới .
- Giá dầu thô :
Giá dầu thô tăng làm cho giá cao su tổng hợp đắt hơn so với giá cao su tự nhiên . Do đó , các thông tin về chính trị hay chính sách khai thác dầu mỏ của khối OPEC có khả năng ảnh hưởng đến giá cao su tổng hợp .
- Chính sách thương mại :
Cao su được tập trung sản xuất ở cả nước Châu Á . Do đó , các nước sản xuất cao su lớn trên thế giới như Thái Lan , Indonesia và Malaysia đã thành lập Hội đồng cao su để đưa ra các chính sách trong ngành công nghiệp cao su . Do đó , quyết định về chính sách từ các nước trên có thể tác động đến nguồn cung và giá cả của cao su .
- Cung và cầu toàn cầu :
Cây cao su thường có chu kỳ sinh trưởng dài , do đó , người trồng phải dự đoán thời điểm nào nhu cầu tiêu thụ cao su nhiều để tiến hành trồng vụ mùa . Tăng trưởng kinh tế mạnh có thể ảnh hưởng đến quyết định trồng cao su của nông dân . Tuy nhiên , trong quá trình chờ cây cao su thu hoạch , điều kiện kinh tế có thể đã thay đổi . Do đó , tình hình kinh tế thay đổi có thể dẫn đến thiếu hụt nguồn cung cao su.
- Đồng USD:
Hầu hết các loại hàng hóa đều bị ảnh hưởng bởi đồng USD

 
Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Quốc tế MXL (MXL INTERNATIONAL COMMODITY TRADING JOINT STOCK COMPANY) là Thành viên Kinh doanh của Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam MXV
(Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam MXV được cấp phép chính thức bởi Bộ Công Thương)

Đối tác

Đối tác 3
Đối tác 4
Đối tác 1
Đối tác 5
Đối tác 6
Đối tác 7