Tìm hiểu về giao dịch hàng hóa phái sinh
Với mục đích giảm thiểu rủi ro cho người sản xuất và tăng cơ hội sinh lời cho các nhà đầu tư thông qua việc chênh lệch giá cả trên thị trường. Để tham gia đầu tư vào thị trường này, điều bạn cần làm ngay lúc này là tìm hiểu rõ về: “Những điều cần biết khi tham gia giao dịch hàng hóa”.
Hàng hóa phái sinh – một công cụ tài chính đang được ưa chuộng nhất hiện nay. Với mục đích giảm thiểu rủi ro cho người sản xuất và tăng cơ hội sinh lời cho các nhà đầu tư thông qua việc chênh lệch giá cả trên thị trường. Để tham gia đầu tư vào thị trường này, điều bạn cần làm ngay lúc này là tìm hiểu rõ về: “Những điều cần biết khi tham gia giao dịch hàng hóa”.
Thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh là gì?
Thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các hàng hóa phái sinh. Hàng hóa phái sinh hay phái sinh hàng hóa (derivatives), theo cách hiểu chung nhất, là một khoản đầu tư có giá trij phụ thuộc vào giá trị 1 khoản đầu tư cơ bản khác.
Chi tiết hơn, phái sinh hàng hóa là những hợp đồng tài chính, hay công cụ tài chính mà giá trị của nó dựa vào giá trị của các tài sản cơ bản (underlying asset), nhằm mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận.
Các tài sản cơ bản ở đây có thể là Tài sản vật chất chẳng hạn như nhiều loại hàng hóa (nguyên vật liệu, ngũ cốc và hạt có dầu, kim loại, năng lượng, …)
Các loại mặt hàng giao dịch
Thị trường giao dịch hàng hóa có đa dạng các mặt hàng đang được phép giao dịch tại Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam. Có thể kể đến 4 nhóm được đầu tư dưới đây:
- Nhóm nông sản: Ngô, lúa mì, đậu tương, dầu đậu tương,…
- Nhóm nguyên liệu công nghiệp: Cà phê Arabica, đường, cao su, ca cao,…
- Nhóm kim loại: Vàng, bạc, quặng sắt, đồng,…
- Nhóm năng lượng: Dầu thô, dầu WTI, xăng pha chế, khí tự nhiên,…
Trong giao dịch hàng hóa phái sinh, các yếu tố như khối lượng, mức giá, thời gian đến hạn hay tiêu chuẩn hàng hóa đều được Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam cấp phép.